Review sách Tây Tạng Sinh Tử Thư

Review sách Tây Tạng Sinh Tử Thư

Liệu có một đời sống sau khi chết ? Con người sau khi chết sẽ đi đâu về đâu ? Liệu linh hồn có tồn tại ? Thiên đường và địa ngục thì sao ?

Trong quyển sách Tây Tạng Sinh Tử Thư giải thích rõ cho chúng ta biết điều đó. Nhiều lúc chúng ta sợ hãi bởi việc không biết mình sau khi chết đi sẽ như thế nào,liệu có xuống địa ngục hay không? Sau khi đọc quyển sách này mình hoàn toàn tin tưởng rằng sau khi chết chúng ta sẽ bước sang một cõi sáng. Nơi chúng ta sẽ nhớ lại những quá khứ trong kiếp sống hiện tại. Mỗi người sau khi đọc quyển sách Tây Tạng SinhTử Thư sẽ chọn tin hoặc không tin. Ve phần mình, mình tin tưởng vì trong thực tế mình đã có những trải nghiệm.

Sau khi chết đi thân thể con người bắt dầu tan rã. Bắt đầu từ phần thể xác. Rồi đến phần tinh thần. Sau khi chết con người thoát ra khỏi thể xác. Như cỏi bỏ một lớp áo, nhẹ nhàng, thanh khiết trong cõi sáng. Một điều cần lưu ý đối với thân nhân những người chết là không được gào thét, sẽ làm cho vong linh cảm thấy khó chịu và quyến luyến. Theo như Tây Tạng Tử Thứ thì vào thời điểm đó, điều tốt nhất chúng ta có thể làm cho vong linh là cầu nguyệt. Cầu nguyện có một sức mạnh kì diệu có thể soi sáng cho vong linh.

Những người chết trẻ thường nhiều dục vọng nên không thể thoát khỏi áp lực của vật chất. Họ phải chịu đau đớn giày vò trong tình trạng sống không ra sống mà chết cũng không ra chết. Cứ bị áp chế trong tình trạng lúc chết. Đợi khi đến lúc các dục vọng bản ngã tiêu tan hết mới bước ra cõi sáng.

Điều quan trọng nhất chúng ta nên làm để chuẩn bị cho cái chết là dần dần loại bỏ dục vọng, tham cầu. Sống vui vẻ hạnh phúc ở hiện tại. Cuộc sống vốn tươi đẹp. Chỉ do những mong cầu, những vội vã mà chúng ta đâm ra khổ.

Sau khi đọc xong Tây Tạng Sinh Tử Thư. Mình không còn sợ cái chết nữa vì hiểu nó là một điều tất yếu trong quá trình tiến hóa. Thực ra không có thiên đàng và địa ngục. Liệu có phải do dục vọng của con người chưa thỏa, khi chết không còn xác thân để hưởng thụ nên cứ vất vưởng cõi trần đói mà không ăn được, ham muốn mà không được thỏa mãn, người lúc nào cũng nóng rần rần là một địa ngục chăng ?

Chúng ta trải qua muôn vàn kiếp sống, gieo biết bao nhân quả. Điều chúng ta cần làm là dành yêu thương đến mọi vật. Những trước hết để làm được điều đó chúng ta cần thiền và quán niệm các tư tưởng của bản thân.

Nhiều lúc chúng ta cứ tưởng rằng bản thân đang làm việc tốt nhưng thực tế chúng ta đang làm thỏa mãn một phần khác của bản ngã. Khi ta rút tiền ra cho một người ăn xin, liệu ta có đồng cảm với họ, hay ta đang vuốt ve cái sự tử tế của bản thân. Khi ta kết thân với ai đó liệu đằng sau đó không có một cái gì đó vụ lợi?

Mình thực sự thích những điều trong quyển : “Cho khế nhận vàng” đã viết : “Mỗi buổi sáng thức dậy, tự hỏi bản thân có thể làm gì ”

Xem phần review sách : Cho khế nhận vàng.

Những câu văn hay trong Tây Tạng Sinh Tử Thư

  1. Tôi chỉ mong bạn vững tin rằng linh hồn vốn có thật và đó là một chân lý đúng đắn. Cong người là một linh hồn và có thể xác. Thể xác không phải là con người. Nó chỉ là y phục mà của con người mà thôi. Điều mà chúng ta gọi là sự chết chỉ là sự cởi bỏ chiếc áo cũ, đó không phải là một sự chấm dứt.
  2. Nếu bạn tin rằng chẳng phải khi chết bạn mới cởi bỏ “bộ áo” đó mà ngay khi ngủ bạn cũng tạm thời bỏ nó và đi vẩn vơ trong một cõi giới khác trong cái thể tinh thần của bạn.Đôi khi tỉnh dậy, bạn mơ hồ như mình có thấy một cái gì đó, dĩ nhiên nó đã bị thay đổi rất nhiều bởi sự sắp xếp lại qua kí ức và bạn gọi điều này là chiêm bao.
  3. Họ xác định rằng chết không phải là sự chấm dứt của kiếp sống mà chỉ là một bước, đi từ giai đoạn sống này qua giai đoạn sống khác. Xác thân phục vụ tinh thần và là một phương tiện liên lạc với cõi trần. Nếu không có xác thân thì phần tinh thần không thể liên lạc với cõi trần được và dĩ nhiên không thể ảnh hưởng hoặc thọ lãnh những ảnh hưởng của nó. Cõi trần là một trường học hết sức quan trọng để linh hồn học hỏi, kinh nghiệm. và những điều học hỏi đều được lưu trữ trong kỹ ức tâm linh, một kỹ ức vô giới hạn.
  4. Người mà bạn tưởng đã đi xa rồi thật ra ở bên cạnh bạn và có thể đứng sát kề vai với bạn nữa kìa. Trong khi ngủ bạn tạm thời cởi bỏ bộ áo vật chất này ra thì bạn và người đố có  thể tiếp xúc với nhau dễ dàng. Ví đa số mọi người thiếu chuẩn bị và công phu hàm dưỡng tinh thần nên vẫn luôn luôn có một khoảng cách giữ tri thức của thể xác và tinh thần, do đó họ không thể nhớ lại được việc làm của thể tinh thần trong giấc ngủ. Hiển nhiên chúng ta có thể nhớ trọn vẹn thì chết đâu còn nữa.
  5. Ở cõi tinh thần người ta có thể đọc được tư tưởng của người sống. Nếu người quá cố vẫn còn luẩn quẩn gần đó thì họ có thể đọc được tư tưởng của bạn dễ dàng. Ở cõi tinh thần, người ta không rảnh rỗi ngồi không đâu mà có những việc khác để thi hành, do đó nếu có thể, bạn không nên làm bận rộn đến họ.
  6. Khi còn sống, ai ai cũng phải làm việc để giải quyết những nhu cầu vật chất.Tại cõi tinh thần không cần thực phẩm hay nơi chốn cư ngụ, do đó người ra đường như thoát khỏi cái áp lức lớn lao về sự sống. Đây là cả một sự cởi bỏ gánh nắng rất lớn nên người ta thường thấy nhẹ nhàng thoải mái.
  7. Không gian không còn là một trở ngại nữa. Người ta tự do đi chuyển đó đây theo ý muốn.
  8. Sự khổ sở bắt đầu từ những đam mê thể xây dựng trên căn bản xác thịt. Nếu biết kiềm chế những cảm giác này thì họ bớt đau khổ hơn vì nguyên nhân của đau khổ bắt nguồn từ ham muốn. Khi hết ham muốn thì đau khổ cũng chấm dứt ngay.
  9. Nếu các nhà trí thức, nghệ sĩ, những người có tâm hồn hướng thượng đều cảm thấy thoải mãi, ung dung tự tại, thì người giàu lòng bác ái không mưu cầu hạnh phúc cá nhân mà chú tâm đến hạnh phúc của người kahcs, còn sung sướng hơn nữa, vì họ có thể làm việc một các đắc lực. Tuy cõi này không ai nghèo khổ, lạnh lẽo nhưng vẫn có những tâm hồn buồn rầu, đầu hoang mang sợ hãi, cần được giúp đỡ, an ủi.
  10. Phải chăng đó là một các gián tiếp giúp con người kiềm chế bớt các thú vui xác thịt, các ham muốn vật chất để tránh khỏi phải đau khổ khi từ giã cõi đời, khi ham muốn mà không được thỏa mãn nữa.
  11. Họ dễ bị lôi kéo, thu hút vào những cảnh giới thấp thỏi, ngột ngạt, bì chìm đắm trong các rung động xấu xa, sống tình trạng hoang mang đua khổ, đầu thèm khát cho đến khi biết kiềm chế lòng ham muốn thì mới có thể siêu thoát được. Vì đã mấy ai biết trước giờ chết, tử thần có bao giờ báo trước nên con người cần chuẩn bị một đời sống thanh khiết, hướng thượng ngay từ bây giờ. Điều chính yếu là nên giảm bớt các ham muốn vật chất để tránh khỏi lầm vào tình trạng như đói không được ăn, khát không được uống, thèm muốn không được thỏa mãn, toàn thân nóng rực như than hồng vì ham muốn hành hạ.
  12. Những vui thú ngắn ngủi phù du của một kiếp người trong chốc lát đã dọn đường cho sự đau khổ triền miên ở cõi bên kia.
  13. Khi linh hồn rút khỏi thể xác, nó tạo ra một thay đổi trong bộ não, khơi động “cuốn phim kí ức” vẫn chứa đựng trong tiềm thức. Tất cả mọi chuyện buồn vui, thành công hay thất bại, danh vọng, giàu sang hay nghèo đói, khổ sở , các hậu quả mà họ nhận lãnh, nguyên nhân mà họ gây ra: Nỗi đau khổ, sự đam mê, hành vi tội lỗi cũng như lòng quả cảm hy sinh… đều lần lượt hiện ra trong tâm thức họ một các rõ rệt,. Đầy là giai đoạn hết sức quan trọng vì nó quyết định người chết trên đường tiến hóa tâm linh.
  14. Người từ trần. Theo các danh sư Tây Tạng, không có gì tốt đẹp hơn sự chân thành cầu nguyện của những người thân quyến. Các rung động âm thanh của lời kinh có một oai lực rất lớn, ảnh hưởng rất mạnh đến cõi giới bên kia. Mộ sự tha thiết chi tâm chí thành cầu nguyện, hay việc được một vị tu sĩ đạo hạnh cao đầy chú tâm hành lễ là một bảo vật không có gì sánh bằng. Một lần nữa, vì sự kiện hết sức quan trọng này mà tôi mong bạn hãy ngưng việc than khóc vô ích, hãy lắng lòng, bình tĩnh cầu nguyện cho người ở thế giới bên kia.
  15. Phải chăng sự thật bạn suy nghĩ quá nhiều về sự mất mát của chính bạn hơn là sự thoải mãi của người vừa qua đời?
  16. Ở cõi tư tưởng, người ta không thể dối trá được, các hình thức bên ngoài như khó than, bi lụy không xuất phát trừ bên trong chi là những hình thức giả dối và người ở cõi bên kia biết rõ điều này hơn ai hết, vì họ đọc rõ tư tưởng của bạn. Bạn nên nhớ mọi tư tưởng, tình cảm của bạn đều ảnh hưởng trực tiếp đến người ở cõi bên kia, do đó bạn cần thận trọng, đừng để một tư tưởng giận hờn, lo lắng nào ảnh hưởng đến sự thoải mái của họ.
  17. Đời sống là một môi trường để thử thách, để học hỏi và muốn hiểu biết đích thực ý nghĩa của cuộc sống thì người ta phải dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ cái ý nghĩ rằng chính cá nhân có thể biết tất cả, mà cần phải khiêm tốn hơn, lắng nghe lời chỉ dẫn thầm lặng của đấng Thiêng Liêng.
  18. Vì tư tưởng có thể lôi cuốn những mãnh lực trong không gian, tích cực cũng như tiêu cực, nên khi con người mất niềm tin, tuyệt vọng, chán nản thì họ sẽ vô tình thu hút các mãnh lực tiêu cực và làm cho sự bảo về thân xác trở nên yếu dần để bệnh tật từ đó sinh ra. Khi người ra mất niềm tin, người ra thường đóng kín phần tâm linh lại, chỉ biết nghĩ mình một các ích kỉ.
  19. Chính chúng ta đã chọn bệnh tật cho chính mình qua thía độ sống của chúng ta trước cuộc sống. Những người tham lam, ích kỷ chỉ thu thập vào chứ không biết cho ra, đã vô tình thu hút những năng lực tiêu cực vào mình và đó là một trong những nguyên nhân của bệnh ung thư. Các tế bào tích tụ các năng lực này sẽ phát triền bất thường, sưng phông lên cục bướu. Những người sử dụng quyền lực đàn áp, ức hiếp  người khác sẽ thu hút các mãnh lực tiêu cực và các mãnh lực này sẽ bóp nghẹt phổi.
  20. Điều đáng tiếc răng nhiều người không biết vậy. Họ cứ nghĩ mình đang đau đơn, khổ sở vì vụt tay, cụt chân, cụt đầu và sống mãi trong tình trạng khủng hoảng như vậy rất lâu.
  21. Nghệ thuật chết là làm sao không mong cầu kéo dài thêm đời sống, không hối tiếc về những điều có thể làm nhưng đã không làm, không giận hờn oán ghét bất cứ ai mà thanh thản bước qua cõi tư tưởng.
  22. Những người say rượu hay sử dụng ma túy thường dễ bị các vong linh nhập vào. Sự nhập xác này tuy chỉ có tính các tạm thời trong chốc lát nhưng nó cũng gây nhiều hậu quả tai hại cho người bị nhập.Càng bị nhập xác, những người này càng dễ bị mất tự chủ, và càng mất tự chủ họ càng dễ bị xui khiến làm điều xằng bậy.
  23. Chính nơi cõi trần đầy xáo trộn, bất an của chúng ta hiện nay cũng đầy những tia sáng của tình thương nhưng tiếc thay chúng ta quá bận rộn với những ích kỷ nhỏ nhặt của cuộc sống hàng ngày mà quên đi sự màu nhiệm tuyệt vời của cuộc sống.
  24. Thông thường vào lúc tuổi già bóng xế, các thú vui vật chất sẽ giảm bớt nhiều. Khi răng long, ruột yếu thì tự nhiên con người không ham thích ăn uống nhiều như khi còn trẻ nữa. Cũng như thế khi sức khỏe suy yếu bệnh tật, con người sẽ không còn thèm muốn các thú vui vật chất như trước và sự suy ngẫm tự nhiên này sẽ giúp con người ta giải thoát lần lần khỏi các áp lực vật chất. Tuy nhiên chết là điều không ai có thể biết trước được nên người ta không thể chờ đợi đến khi già mới bắt đầu lo chuẩn bị được.
  25. Những người chết quá trẻ, nhất là những người chết bất đắc kì tử, thường đau khổ rất nhiều.
  26. Chính sự yêu thương là mãnh lực duy nhất có thể vượt qua không gian, thời gian và tồn tại với người đó mãi mãi, nó cũng là yếu tố quan trọng nhất giúp người ta tiến hóa, phát triển ở cõi giới bên này.
  27. Muốn được hữu dụng ở cõi trần và thoải mái ở bên kia cửa tử ngay bây giờ phải biết làm chủ các dục vọng vật chất, nghĩa là tránh các thú vui tửu sắc, tránh sự tha thiết với tài sản, sự nghiệp, không nên chạy theo tiền tài, danh vọng vì đó là những vật vô thường, nay còn mai mất. Khi nhắm mắt từ bỏ cõi trần, người ta không thể mang nó theo được mà còn bị tạo những áp lực khiến cho thần trí hoang mang, u mê không sáng suốt, dễ bị đọa lạc vào cảnh giới ngạ quỷ hay xúc sinh.
  28. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy ngẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.
  29. Vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả.
  30. Trọn bộ Tây Tạng Sinh Tử Thư có thể thâu gộp vào một ý chính như sau : Người nào biết sống một các tỉnh thức thì sẽ chết tỉnh thức, và một khi đã tỉnh thức thì họ có thể chuyển thần thức, tránh được sự lôi kéo của nghiệp và thoát khỏi sinh tử luân hồn. Đa số con người vì bị bô minh che phủ nên không biết cách sống cho đúng ý nghĩa của sự sống, thường thường nếu không hoài niệm về quá khứ thì họ cũng mơ tưởng về tương lai, họ luôn luôn “lo lắng để sống” chứ không hề ý thức rõ rệt sự sống. Vì sống một các u mê, không tỉnh thức như vậy nên khi chết thì họ cũng không thể làm chủ hoàn cảnh khi ấy, dĩ nhiên họ sẽ hoàn toàn để nghiệp lực lôi kéo và trôi nổi trong sáu nẻo luân hồi”.
  31. Giai đoạn sống là khoảng thời gian sinh ra cho đến lúc chết đi, nói giản dị thì đó là một kiếp người. Giai đoạn chết là khoảng thời gian từ khi rời bỏ thể xác cho đến khi bước sang Cõi Sáng. Giai đoạn thức ba là lúc sống trong Cõi Sáng, một khoảng thời gian rất đặc biệt khi thần thức được khai mở để kinh nghiệm chân tâm. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn tái sinh, khoảng thời gian từ lúc chuẩn bị tái sinh cho đến khi sinh ra.
  32. Nghiệp lực là sức mạnh của thói quen xuất phát từ thân, khẩu và ý. Chúng sinh trải qua bao nhiêu kiếp luân hồi đã tạo biết bao nhiêu nghiệp lành dữ, dưới hình thức của chủng tử này sẽ phát động. Nghiệp có thể chia làm hai loại : Tích lũy nghiệp, là nghiệp chất chứa từ lâu, và Cận tử nghiệp phát động ngay trước khi chết.
  33. Cuốn Tây Tạng Sinh Tử Thư ghi nhận :”Đây là lúc các chủng tử chất chứa trong tàng thức phát động, các yếu tố của Cận tử nghiệp bắt đầu hiên hành, giống như một ngọn đèn sắp cạn dầu chỉ còn bùng lên một lúc trước khi tắt ngúng.”
  34. Thật không có gì tốt đẹp hơn là làm cho người chết trút được nỗi lo sợ, đem lại cho họ một niềm hy vọng.
  35. Giá trị của một người không được đánh giá bằng danh vọng hay tài sản nhưng bằng đời sống nội tâm. Mộ cái chết phi thưởng hẳn biểu lộ một đời sống phong phú về nội tâm, và một người biết trước giờ chết, chuẩn bị dặn dò con cháu sẵn sàng, ngồi xếp bằng đọc kinh rồi thản nhiên trút hơi thở cuối cùng là một cái chết mà người Tây Tạng nào cũng muốn.
  36. Tóm lại chết không phải là hết vì nó là điều kiện tất yếu của một kếp sống sắp đến. Khi các nhân duyên của kiếp này đã hội đủ, kiếp sống phải chấm dứt và sau đó  có sự thu xếp, sắp đặt lại tùy theo các mong cầu, ao ước , tùy theo các duyên nghiệp đã tạo, làm nhân cho kiếp sống sau. Đời sống kiếp trước tạo nhân cho đời sống kiếp sau, và kiếp sau là quả của kiếp trước, liên miên bất tận không chấm dứt, đó chính là căn bản của luận nhân quả. Sở dĩ người ta đau khổ vì đã nhận thức sai lầm rằng sự vật vốn không thay đổi, cứ bám chặt lấy ảo giác của vô mình, mong kéo dài đời sống để thỏa mãn dục vọng, tạo mãi những nghiệp lành dữ và cứ thế trôi nổi trong luân hồi sinh tử.

Tái bút : Luôn dành sự yêu thương tới mọi người mọi vật.

Đánh giá bài viết
Về Trần Hồi 186 Bài viết
Sống đơn giản, bình yên, tự tại.
guest

0 bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận